Mặc dù Bounce Rate không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến SEO. Nhưng nó là thành phần quan trọng để đánh giá chất lượng của một trang web. Trong bài viết này, Win2T sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tỷ lệ này.
Mục lục nội dung
1. Bounce Rate là gì?
Bounce Rate hay tỷ lệ thoát một thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ phần trăm khách hàng truy cập vào website sau đó thoát ra. Trên thực tế, với những bài viết dạng cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin được gắn thêm điều hướng. Thì tỉ lệ thoát càng thấp càng tốt. Tuy nhiên với những Landing Page được tạo ra với mục đích chạy quảng cáo, bán hàng. Thì Bounce Rate càng cao thì khả năng bán được hàng sẽ càng cao.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số, Bounce Rate càng ngày càng trở nên quan trọng. Nó được sử dụng rộng rãi để phân tích lưu lượng truy cập web. Và là nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng bài viết, cấu trúc website và trải nghiệm người dùng.
Cách kiểm tra bài viết chuẩn SEO
2. Vai trò của Bounce Rate
Cho biết chất lượng website
Điều này khá là rõ ràng, lấy một ví dụ đơn giản như sau. Bạn truy cập vào một bài viết hoặc 1 website. Bạn nhìn thấy cấu trúc bài viết/website lộn xộn, font chữ lệch lạc, không đồng nhất. Tốc độ tải trang thì lâu và dùng cho di động thì chữ rất nhỏ. Vậy bạn có muốn ở lại đây để đọc tiếp nội dung hay không?

Ví dụ này đã chỉ ra rất rõ, nếu website của bạn được tối ưu càng nhiều, chất lượng càng tốt thì tỷ lệ thoát sẽ càng thấp và ngược lại. Mặc dù không phải lúc nào Bounce Rate thấp cũng tốt. Tuy nhiên, nó sẽ là một yếu tố đánh giá không thể bỏ qua khi đánh giá chất lượng của website.
Ảnh hưởng trực tiếp đến Conversion (Tỷ lệ chuyển đổi)
Tỷ lệ thoát ảnh hưởng trực tiếp đến Conversion là điều tất nhiên. Bởi nếu khách thoát ra ngay khi vừa nhìn thấy bài viết/website của bạn, thì làm sao có thể tạo ra chuyển đổi. Phải không nào? Vậy nên việc giảm tỷ lệ thoát xuống mức thấp hoàn toàn có thể giúp tỷ lệ chuyển đổi tăng lên.
Được sử dụng làm yếu tố xếp hạng website của Google
Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, Bounce Rate rất hay được Google sử dụng để làm yếu tố xếp hạng website. Tỷ lệ thoát càng thấp thì thứ tự xếp hạng của website sẽ càng cao trên trang đầu tiên của Google.
3. Bounce Rate trong Google Analytic bao nhiêu là tốt?
Nếu là người làm SEO hoặc làm content đã có kinh nghiệm thì sẽ biết rằng Bounce Rate là một chỉ số nằm trong Google Analytic. Còn nếu bạn chưa biết tìm chỉ số này ở đâu, hãy truy cập Google Analytic. Sau đó chọn Thu nạp -> Tổng quan. Tiếp đó kéo xuống phía dưới, một bảng tính sẽ hiện ra, trong bảng tính có tỷ lệ thoát.

Mỗi website và các dạng bài viết có trên website khác nhau thì sẽ có tỷ lệ thoát trang khác nhau. Tuy nhiên, để tốt nhất, Bounce Rate nên nằm trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 60%. Ở các bài viết/website dạng tin tức, thông tin thì tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Còn những bài viết/website dùng để chạy quảng cáo, thì tỷ lệ thoát cao sẽ tốt hơn.
4. Những lý do khiến tỷ lệ thoát tăng cao
Dưới đây sẽ là một số lý do khiến tỷ lệ thoát trên website của bạn tăng và không có dấu hiệu dừng lại:
Thiết kế website xấu, cấu trúc không hợp lý
Tất nhiên rồi, nếu vẻ ngoài không hấp dẫn thì rất khó để người khác có thể tiếp tục khám phá một thứ gì đó. Cũng giống như một cuốn sách có tấm bìa xấu thì nội dung dù có hay đến đâu cũng chẳng có ai quan tâm. Hay một cô gái không biết chăm chút vẻ ngoài của mình, thì cũng sẽ chẳng có một chàng trai nào muốn lại gần.
Vì thế hãy nhớ xem lại thiết kế và cấu trúc website của mình để giảm tỷ lệ thoát nhé.
Trình bày kém
Vẫn là cuốn sách ở ví dụ phía trên, lúc này bạn đã đổi bìa cho sách. Nhưng ngay khi lật dở trang đầu tiên, đập vào mắt người đọc là những dòng chữ lỗi font, được in không thẳng hàng. Vậy thì…bạn hiểu ý mình rồi chứ? Sự thay đổi ở phía trên hầu như không đem lại hiệu quả gì. Thế nên rằng, hãy quan tâm đến cả cách trình bày.
Trong những bài viết cung cấp quá nhiều thông tin, bạn nên thêm Table Content để tóm tắt các phần trong bài. Hoặc thêm số, in đậm, in nghiêng để tạo sự chú ý và tập trung cho người đọc. Để giữ chân họ nhằm giảm tối đa tỷ lệ thoát.

Nội dung “tồi”
Ở đây mình phải dùng từ “tồi”, bởi nếu là những bài viết mà người đọc họ có thể tìm thấy một số thông tin nào đó, thì họ đã không thoát. Một nội dung được gọi là “tồi” khi trong bài không có sự liên kết. Tiêu đề một nơi, nội dung một nẻo. Hoặc viết quá dài dòng, không có điểm nhấn, không có dấu câu ngắt nghỉ, không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng,…
Phần này liên quan nhiều đến tư duy và khả năng viết, vậy nên nếu là chủ doanh nghiệp, hãy quan tâm nhiều hơn đến việc chọn lựa con người. Còn nếu bạn đã làm tốt phần này rồi thì để tâm nhiều hơn đến trình bày và cấu trúc, thiết kế website nhé.
Viết content hay là viết đơn giản?
5. Công thức tính tỷ lệ thoát
Đối với tỷ lệ thoát, ta sẽ có 2 công thức dùng để chỉ 2 đối tượng tính toán khác nhau. Công thức đầu tiên được tính cho tỷ lệ thoát của 1 trang web, còn công thức thứ 2 được tính cho tỷ lệ thoát của tất cả các trang có trên website.
Bounce Rate của 1 website được tính như sau:
Bounce Rate của 1 trang web = Tổng số lượt thoát (Bounce) / Tổng số lượt truy cập (Entrance)
Trong đó các chỉ số Bounce và Entrance đều được lấy từ Google Analytic trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Bounce Rate của toàn bộ website được tính bằng công thức:
Bounce Rate của toàn bộ website = Tổng số lượt thoát (Bounce) / Tổng số lượt truy cập (Entrance)
Trong đó các chỉ số Bounce và Entrance đều được lấy từ Google Analytic trên tất cả các trang có trên website và trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến Bounce Rate
Ở phía trên mình có đưa ra kết luận rằng mỗi website khác nhau sẽ có tỷ lệ Bounce Rate khác nhau. Và lý do gây ra sự khác biệt này là bởi các yếu tố sau:
- Hành vi/ Mục đích của người đọc (Người đọc muốn vào website của bạn để làm gì? Để tìm thông tin hay mua hàng?)
- Loại website (Website của bạn là web tin tức, web review,..? )
- Loại Landing Page (Landing Page của bạn là LDP thu thập thông tin, LDP bán hàng, LDP tìm khách hàng tiềm năng,…?)
- Chất lượng Landing Page (Lượng thông tin, có video, hình ảnh hay không?,…)
- Dạng content trong bài viết ( Content list, Content Review, Big Content,…?)
- Đặc điểm doanh nghiệp ( Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh,..?)
- Loại thiết bị (Điện thoại, Máy tính, Ipad,…?)

7. Cách tối ưu tỷ lệ thoát trên website
Để tối ưu tỷ lệ thoát trên website bạn có thể sử dụng rất nhiều cách. Thứ nhất, bạn có thể dựa vào công thức tính. Bounce Rate sẽ càng thấp khi chỉ số Bounce (lượt truy cập) càng cao. Vì thế nên, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào những từ khóa có lượt truy cập cao. Nó sẽ giúp tăng Bounce lên mức cao nhất.
Tiếp theo, bạn cần quan tâm đến các yếu tố như thiết kế, nội dung bài viết/Landing Page, CTA, tốc độ tải trang (Pagespeed). Nên thiết kế website theo hướng thẩm mỹ và thân thiện với người dùng. Nội dung bài viết/LDP thì nên đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu. CTA thì nên đặt một cách nổi bật và có điểm nhấn độc đáo để thu hút. Và tất nhiên rồi Pagespeed nên đạt mức cao nhất, bởi ai cũng ghét việc phải chờ đợi.
Trên thực tế, Bounce Rate không phải là thứ gì đó quá khó hiểu. Và để tối ưu được nó cũng không phải là quá khó khăn. Chỉ cần bạn cố gắng thì không có điều gì là không thể. Nếu gặp khó khăn, liên hệ ngay với Win2T nhé!