Sau khi tìm kiếm và có được 1 bộ từ khóa (BTK) cho riêng mình, thì việc làm tiếp theo là chọn từ khóa SEO. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn 9 cách để chọn từ khóa để SEO mới nhất 2021. Nếu bạn quan tâm, thì theo dõi ngay nhé.
Mục lục nội dung
- 1 1. Lấy từ khóa SEO từ đối thủ cạnh tranh
- 2 2. Dùng công cụ đo lường traffic
- 3 3. Lưu ý đặc biệt đến từ khóa dài
- 4 4. Hạn chế sử dụng từ khóa ngắn có độ khó cao làm từ khóa SEO chính
- 5 5. Chọn từ khóa SEO địa phương
- 6 6. Lồng ghép, kết hợp từ khóa
- 7 7. Chọn từ khóa từ công cụ gợi ý của Google
- 8 8. Nhóm các từ khóa đồng nghĩa và sử dụng linh hoạt
- 9 9. Nên loại bỏ các từ nối dài dòng trong từ khóa SEO
- 10 Thông tin thêm
- 11 Lưu ý khi sử dụng các công cụ hỗ trợ tìm từ khóa SEO
1. Lấy từ khóa SEO từ đối thủ cạnh tranh
Trong các bài viết trước về tìm kiếm từ khóa mình có nhắc rất nhiều đến đối thủ cạnh tranh. Và quả thực nó là “một thứ gì đó rất quan trọng”. Bạn đừng vội cho rằng việc lấy từ khóa SEO từ đối thủ cạnh tranh là việc copy hay nặng hơn là “ăn cắp”. Bởi đơn giản nó chỉ là từ khóa mà thôi và Google chỉ qua

n tâm nội dung chứ không hề đánh bản quyền từ khóa bạn nhé.

2. Dùng công cụ đo lường traffic
Sau khi có BTK thì bạn cần phân loại xem nhóm từ khóa nào có traffic cao nhất và trong nhóm đó thì từ khóa nào có traffic cao nhất để làm từ khóa chính. Lúc này công cụ đo lường traffic sẽ phát huy tối đa vai trò của mình.
Hiện nay có rất nhiều công cụ để đo lường traffic, nhưng mình thấy phổ biến nhất hiện nay là Ahrefs và Keyword Planner trong Google Ads. Với Ahrefs, bạn chỉ cần dán từ khóa vào mục Keywords Explorer, chọn vị trí kiểm tra là Việt Nam. Sau đó nhấn Enter là được. Còn với Keyword Planner thì bạn chỉ cần chọn mục Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm. Tiếp đó dán từ khóa và nhấn Enter là được.

3. Lưu ý đặc biệt đến từ khóa dài
Từ khóa dài (long tail-keyword) là dạng từ khóa có từ 3 đến 5 từ. Theo thống kê thì có đến 80% người dùng thích sử dụng từ khóa dài khi tìm kiếm. Hơn thế nữa, nó lại dễ SEO hơn từ khóa ngắn rất nhiều. Vậy nên, khi trong nhóm từ khóa có từ khóa dài thì bạn cần đặc biệt lưu ý đến nó.

4. Hạn chế sử dụng từ khóa ngắn có độ khó cao làm từ khóa SEO chính
Ở phía trên mình có nói từ khóa ngắn khó SEO hơn từ khóa dài. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng nhưng đa phần là như thế. Vậy nên cách vừa chọn từ khóa ngắn lại chọn đúng từ khóa ngắn có độ khó và độ cạnh tranh cao là việc làm không nên chút nào. Nó sẽ giúp quá trình SEO của bạn gặp rất nhiều cản trở, khó đem lại hiệu quả như bạn mong muốn.

5. Chọn từ khóa SEO địa phương
Sau khi viết xong bài viết về Local SEO, mình mới giật mình nhận ra, việc chọn từ khóa SEO có thêm tên địa phương cũng khá là “hay ho” và hữu ích. Việc cho thêm tên địa phương giúp bạn tiếp cận khách hàng ở nơi mình kinh doanh tốt hơn. Và trên thực tế, nó cũng có thể đem đến cho bạn nhiều giá trị hữu ích khác.

6. Lồng ghép, kết hợp từ khóa
Có thể đọc đến đây một số bạn sẽ cảm thấy “quen quen”. Bởi trước đây mình đã đề cập đến việc lồng ghép và kết hợp từ khóa ở bài viết về tiêu đề. Hôm nay mình sẽ nói nhiều hơn đến vai trò của việc làm này trong cách chọn từ khóa.
Chẳng hạn nếu bạn có 2 từ khóa, 1 từ khóa là nội thất tân cổ điển, 1 từ khóa là tìm mua nội thất tân cổ điển. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp chúng lại và tạo thành 1 cụm từ “tìm mua nội thất tân cổ điển”. Cụm từ này vừa có nghĩa lại vừa có thể sử dụng làm tiêu đề hoặc các thẻ Heading chỉ với 1 số thêm thắt đơn giản. Ví dụ như: “Tìm mua nội thất tân cổ điển uy tín ở đâu”, hay “5 Mẹo để bạn tìm mua nội thất tân cổ điển chất lượng”,…

Việc lồng ghép, kết hợp từ khóa không những giúp bạn tiết kiệm thời gian khi sắp xếp, lựa chọn từ khóa SEO. Mà còn giúp nội dung bài viết bên trong trở nên toàn diện và chi tiết hơn rất nhiều.
7. Chọn từ khóa từ công cụ gợi ý của Google
Ngoài các công cụ lựa chọn từ khóa SEO được giới thiệu, bạn hoàn toàn có thể sử dụng công cụ gợi ý từ khóa của Google. Mà cụ thể ở đây là Google Autocomplete để chọn lựa từ khóa cho bài viết của mình. Bởi Google Autocomplete có thể cho bạn biết chính xác xu hướng người dùng đang tìm kiếm điều gì từ 1 cụm từ khóa đó.

8. Nhóm các từ khóa đồng nghĩa và sử dụng linh hoạt
Có một câu nói rất hay: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nó dùng để ám chỉ 1 từ tiếng Việt có thể có rất nhiều nghĩa và ở mỗi trường hợp cụ thể có thể mang một nghĩa khác nhau. Chính vì thế, việc gom và nhóm các từ khóa đồng nghĩa không những giúp bạn có thêm thông tin về nhóm từ khóa đó. Mà còn giúp bạn linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng từ khóa sau này.
Ví dụ trong nhóm từ khóa: “Chi phí nhổ răng khôn”, bạn có thể nhóm thêm các từ như: giá nhổ răng khôn, nhổ răng không bao nhiêu tiền,.. Trong nội dung bài viết nếu có quá nhiều từ “Chi phí nhổ răng khôn”, bạn có thể đổi thành: “Giá nhổ răng khôn” để nội dung bài viết bớt nhàm chán hơn.

9. Nên loại bỏ các từ nối dài dòng trong từ khóa SEO
Nếu chỉ nghe tiêu đề, có thể có nhiều bạn sẽ cảm thấy mâu thuẫn. Bởi phía trên mình có nói nên lưu ý và ưu tiên từ khóa dài. Nếu loại bỏ các từ nối thì chẳng phải là sẽ chỉ dùng từ khóa ngắn hay sao? Không phải nhé.
Ý mình ở đây là loại bỏ những từ khóa có chữa từ nối quá dài dòng, và những từ nối không đem lại giá trị cho SEO. Vậy như thế nào là từ nối dài dòng? Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể về trường hợp này. Chẳng hạn ta có 2 từ khóa: “Chọn giường cho phòng ngủ” và “Chọn giường để cho vào phòng ngủ”. Hay “Cách chọn từ khóa SEO tốt” với “Cách chọn từ khóa để SEO tốt”. Nếu là bạn, bạn sẽ dùng cụm từ nào để tìm kiếm? Đôi khi người dùng không hề muốn tốn quá nhiều thời gian vào việc tìm kiếm thông tin. Thế nên, nếu có thể hãy rút gọn từ khóa của mình để tạo nên một cụm từ súc tích nhất.

Thông tin thêm
Sai lầm khi chọn từ khóa SEO
Chọn từ khóa SEO theo cảm tính
Bạn đã bao giờ chia và chọn BTK theo cảm tính hay chưa? Thú thật đi nào! Ngay cả khi dùng công cụ để tìm ra BTK thì đến khi chia và nhóm rồi chọn bài viết. Ít nhất cũng sẽ có 1 lần bạn cảm thấy mình thích viết bài này hơn, thích từ này hơn. Mình cũng đã từng như vậy. Nhưng nếu làm như thế, thì hiệu quả SEO sẽ không cao. Vậy nên, hãy đặt cảm giác của mình xuống và chọn từ khóa theo số liệu traffic cụ thể nhé.
Chọn từ khóa quá rộng
Bạn có thể bắt gặp từ khóa rộng ở rất nhiều nơi và đa phần nó là những từ khóa ngắn. Ví dụ như: quần áo, nhổ răng, mua nội thất,… Những từ khóa này có rất nhiều chủ đề lớn bao quanh. Nên việc xác định từ khóa quá rộng như thế này sẽ khiến việc định dạng loại nội dung và nhóm từ khóa gặp rất nhiều khó khăn. Nội dung của nó cũng rất khó viết, có khi bạn phải viết đến hơn 10.000 từ mới có thể hết được 1 từ khóa dạng này.

Chọn từ khóa không có lượt search
Đừng vội cười về sai lầm này, bởi có nhiều ý kiến cho rằng, từ khóa này không có lượt search ở thời điểm hiện tại, nhưng trong tương lai nó lại có nhiều thì sao? Suy nghĩ này có thể đúng, thậm chí là rất đúng. Vì thực tế đã có những thời điểm “khẩu trang” hay “máy lọc không khí” có lượt search tăng vượt bậc. Tuy nhiên, đa phần những từ có search thay đổi là những từ theo “trend” và nó không hề bền. Nên nếu bỏ thời gian vào đó, sẽ khó có được kết quả như mong muốn. Thay vào đó, thì SEO từ khóa có lượt search cao sẽ đảm bảo hơn.
Chọn từ khóa SEO có chỉ số cạnh tranh cao
Với những website đã có top, đã SEO tốt thì họ hoàn toàn có thể SEO những từ khóa có độ cạnh tranh cao. Thậm chí là có được kết quả cực kỳ tốt khi SEO những từ khóa này. Nhưng ý mình ở đây là sai lầm này thường gặp nhiều nhất ở những doanh nghiệp hoặc những website nhỏ. Nếu việc làm này kéo dài, từ khóa của bạn có thể bị đánh bật ra khỏi top 100 của Google bất cứ lúc nào. Nên hãy lưu ý đặc biệt đến nó khi chọn từ khóa.
Chọn từ khóa SEO không phù hợp với đối tượng khách hàng
Điều này là tất nhiên, nếu không xác định được đúng đối tượng khách hàng thì bài mà bạn viết ra chỉ là “xàm xí đú” mà thôi. Vậy nên, hãy lưu ý đến nó nhé. Phân tích kỹ càng về khách hàng không chỉ giúp bạn tìm được từ khóa phù hợp. Mà còn giúp nội dung của bạn trở nên hữu ích và hấp dẫn hơn đó.

Lưu ý khi sử dụng các công cụ hỗ trợ tìm từ khóa SEO
Như bạn đã biết, công cụ hỗ trợ tìm từ khóa rất nhiều. Nhưng nếu sử dụng tất cả, bạn sẽ tốn rất nhiều chi phí. Chưa kể đến thời gian bỏ ra phải là rất lớn và kết quả kiểm tra đôi khi là khác nhau “một trời một vực”. Nên mình khuyên bạn, nên sử dụng tối đa là 2 công cụ thôi. 2 Công cụ cho đo lường và 2 công cụ để tìm kiếm từ khóa.
Với 9 Cách chọn từ khóa SEO cùng những thông tin thêm mà mình có đề cập đến trong bài viết, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình viết content hay SEO sau này. Nếu thấy bài viết này hữu ích, chia sẻ ngay cho bạn bè của mình nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!