Một ngày như mọi ngày, bạn vào google và search thử một số từ khóa đã lên top của mình… Nhưng tìm đâu cũng không thấy.. Dù ở trang 1 hay trang 10.. Bạn bối rối, bạn băn khoăn không biết chuyện gì đang xảy ra?? Thông báo cho bạn một tin buồn…website của bạn có đến 96,69% đang bị google phạt.
Vậy có những cách kiểm tra website có bị google phạt không nào? Làm sao để khắc phục nó?
Mục lục nội dung
- 1 Tìm hiểu hình phạt của Google
- 2 Lý do khiến Google phạt website của bạn?
- 3 Những cách kiểm tra website có bị Google phạt
- 3.1 1. Kiểm tra bằng cách gõ tên miền trên Google
- 3.2 2. Kiểm tra bằng kết quả người truy cập (traffic)
- 3.3 3. Kiểm tra bằng Google Pagerank
- 3.4 4. Kiểm tra bằng cách check lỗi trùng lặp của bài viết
- 3.5 5. Kiểm tra bằng cách check file robots.txt
- 3.6 6. Cách kiểm tra website có bị Google phạt không bằng check blacklist
- 3.7 7. Kiểm tra mức độ an toàn của backlink trỏ về website
- 4 Khắc phục Google phạt như thế nào?
Tìm hiểu hình phạt của Google
Hình phạt của Google (Google Penalty) được hiểu một cách đơn giản là việc Google đưa ra biện pháp xử lý với những hành vi cố tình thao túng kết quả tìm kiếm. Nó có thể gây ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ website của bạn. Dấu hiệu để nhận biết điều này khá là dễ nhận biết. Có thể là một từ khóa nằm trên top của bạn bỗng dưng bay ra khỏi tất cả các trang tìm kiếm. Mà không có dấu hiệu quay trở lại vị trí ban đầu. Hoặc là thứ hạng website bị rớt một cách thê thảm trên Rank Page.

Hình phạt của Google có thể thay đổi mức độ nặng nhẹ theo mức độ thao túng của bạn. Nó có thể được gỡ bỏ trong thời gian từ vài tháng đến vài năm. Thời gian gỡ bỏ càng lâu, website sẽ bị ảnh hưởng càng nhiều.
Một điều nữa bạn cần biết đó là Google sẽ thi hành hình phạt của mình gần như ngay lập tức tại thời điểm mà Google phát hiện ra quá trình thao túng. Trước khi thực hiện Google sẽ gửi đến bạn 1 thông báo và sau khi gửi thông báo được gửi đi. Website của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Lý do khiến Google phạt website của bạn?
Có khá nhiều lý do khiến Google phạt website của bạn. Nhưng phổ biến nhất là:
Tối ưu từ khóa một cách quá mức
Việc chèn quá nhiều từ khóa trong một bài viết có thể là một lý do khiến cho Google đánh giá bài viết của bạn là spam. Từ đó cho rằng bạn đang muốn thao túng kết quả tìm kiếm. Và thi hành án phạt với bạn.
Sử dụng quá nhiều backlink
Mặc dù backlink là một tiêu chí quan trọng để Google đánh giá độ uy tín của website bạn. Nhưng nếu chỉ vì thế mà bạn trỏ quá nhiều backlink về website của mình. Thì chắc chắn Google sẽ cảm thấy bất thường. Và kết quả của sự bất thường ấy, bạn biết rồi chứ?

Website sử dụng kỹ thuật Black hat
Kỹ thuật Black hat hay còn được gọi với cái tên dân giã hơn là SEO mũ đen là kỹ thuật lách luật Google để đưa từ khóa của mình lên top. Và tất nhiên, đã gọi là lách luật, thì xử phạt là xứng đáng rồi. Kỹ thuật này có thể đưa từ khóa của bạn lên top trong một thời gian rất nhanh. Nhưng cũng có thể khiến từ khóa trên top biến mất một cách không dấu vết. Và đặc biệt rất khó để đưa những từ khóa ấy trở lại đường đua ban đầu.
Website chứa quá nhiều content trùng lặp trên Google
Việc sao chép, xào nấu nội dung đã có trên Google mà không có thêm bất kỳ sự đầu tư nào về content cho bài viết sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc website của bạn bị Google phạt. Điều này có thể diễn ra do chủ trang web “quá lười” viết. Hoặc là do những người viết bài “không có tâm”. Để tránh trường hợp này xảy ra với website của bạn, hãy sử dụng một số tool check copy cơ bản.
Cách kiểm tra bài viết chuẩn SEO
Một số yếu tố khác
Ngoài những nguyên nhân chính và rõ ràng ở phía trên, website của bạn có thể bị Google phạt bởi: tốc độ tải trang của website, cấu trúc website không tuân thủ thuật toán của Google. Hay khi website của bạn bị hack và bị gắn mã độc,…
Những cách kiểm tra website có bị Google phạt
1. Kiểm tra bằng cách gõ tên miền trên Google
Đây là cách làm đơn giản và dễ dàng nhất. Trên ô tìm kiếm của google, bạn gõ tên miền của mình và quan sát. Nếu tên miền của mình nằm trong trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm (nằm top từ 1 đến 10). Thì website của bạn đang bình thường. Và nếu không thấy thì khả năng cao là web của bạn đã bị phạt.
2. Kiểm tra bằng kết quả người truy cập (traffic)
Để biết được sự thay đổi của lượng người truy cập vào trang web, bạn cần theo dõi thường xuyên kết quả này. Công cụ hữu hiệu nhất để kiểm tra traffic là Ahrefs. Nếu một ngày bạn thấy lượng người vào trang web đột ngột giảm sâu. Thì có lẽ website đã bị dính án phạt.
Cách SEO từ khóa lên Top Google nhanh nhất
3. Kiểm tra bằng Google Pagerank
Trường hợp Pagerank của bạn có dấu hiệu giảm một cách đột ngột thì cũng rất có thể website của bạn đang bị phạt. Bạn có thể kiểm tra Google Pagerank bằng cách sử dụng ứng dụng SEOquake.
4. Kiểm tra bằng cách check lỗi trùng lặp của bài viết
Ở những bài trước mình có đề cập đến việc kiểm tra lỗi copy của bài viết trước khi đăng tải. Còn ở bài này, ta sẽ kiểm tra lỗi copy của bài viết sau khi đã được đăng trên Google. Cách kiểm tra tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thêm “&filter=o” vào phần cuối của URL bài đăng. Nếu kết quả tìm kiếm ra bài viết của bạn thì website đang bị phạt. Còn nếu nó được redirection về trang chủ của bạn thì chúc mừng, website của bạn vẫn hoạt động bình thường.

5. Kiểm tra bằng cách check file robots.txt
File robots.txt là một trong những file quan trọng, nếu không để ý đến nó, website của bạn có thể bị lỗi chặn Google Index. Và kết quả là bài viết của bạn không thể xuất hiện trên Google. Cũng vì vậy mà Google sẽ đánh giá bạn không tuân thủ thuật toán và đưa ra án phạt cho website.
6. Cách kiểm tra website có bị Google phạt không bằng check blacklist
Blacklist chính là danh sách những website tìm kiếm không an toàn. Nếu bị liệt vào danh sách này thì việc website bị phạt là đương nhiên.
Cách kiểm tra website có bị Google phạt không bằng check blacklist khá đơn giản. Bạn nhập cú pháp
“https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site= tenmien”
Trong đó, tên miền là tên website của bạn. Chẳng hạn với tên miền là “win2t” kết quả sẽ là:

Nếu website của bạn kết quả kiểm tra cũng giống như trên thì xin chúc mừng website của bạn không bị Google phạt.
7. Kiểm tra mức độ an toàn của backlink trỏ về website
Trong số các backlink trỏ về, có khá nhiều trường hợp là backlink đó hết hạn hoặc trang web chứa backlink đó đang bị phạt. Nếu sử dụng những backlink này, website của bạn có thể cũng sẽ phải chịu án phạt theo. Chính vì thế hãy kiểm tra thường xuyên hệ thống backlink của mình.
Khắc phục Google phạt như thế nào?
Như mình đã nói ở trên, trước khi thi hành án phạt, Google sẽ gửi cho bạn một thông báo. Thông báo này sẽ xuất hiện ở Google Webmaster Tool. Cụ thể là ở phần Manual Actions (Thông báo thủ công).

Nếu không có thông báo thì website của bạn an toàn và ngược lại. Lúc này bạn cần bình tĩnh và xử lý vấn đề. Hãy kiểm tra lại tất cả các vấn đề, sau đó gửi đến Google một yêu cầu xem xét lại. Nếu bạn sửa theo đúng yêu cầu thì án phạt sẽ được gỡ bỏ trong khoảng thời gian 1 tháng. Thậm chí website còn có thể tăng trưởng hơn so với trước. Bởi ngay khi được gỡ bỏ án phạt, website của bạn sẽ không phải chịu bất kỳ ảnh hưởng gì từ Google nữa. Hãy kiên trì thì kết quả đạt được chắc chắn sẽ xứng đáng.
Mặc dù khắc phục hậu quả từ Google phạt không phải là quá khó khăn. Nhưng nó cũng sẽ gây nên rất nhiều hệ quả xấu. Vì thế, ngay từ khi bắt đầu xây dựng trang web, hãy đảm bảo mình “chơi sạch” nhất có thể nhé!
Với những cách kiểm tra website có bị google phạt vừa rồi, mong rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Truy cập https://win2t.com/ để đón đọc thêm nhiều bài viết hay, bạn nhé!