CTR – Click Through Rate là chỉ số quan trọng đối với cả Adwords và SEO. Vậy cụ thể nó là gì? Chỉ số này đạt bao nhiêu là tốt? Có những cách nào để tăng nó lên? Tất tần tật thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua những thông tin dưới đây.
Mục lục nội dung
CTR là gì?
CTR là cụm từ viết tắt của Click Through Rate dùng để chỉ tỷ lệ tần suất người đọc thấy quảng cáo/bài viết của bạn và click vào. Hay cụ thể hơn là tỷ lệ số người click vào quảng cáo/bài viết trên số lần hiển thị. Hiện nay, CTR được sử dụng phổ biến để đánh giá hiệu suất hoạt động của các từ khóa trong SEO và quảng cáo.

Trong Adwords, tỷ lệ CTR càng cao thì sẽ kéo theo sự tăng lên của số lượt click. Từ đó làm tăng hiệu quả của chiến dịch. Còn đối với SEO, CTR càng cao thì tần suất người đọc truy cập vào website của bạn cũng sẽ tăng lên một mức tương ứng. Từ đó giúp nâng cao sự uy tín và chất lượng của website.
Trên thực tế, đa phần các bài viết/quảng cáo có CTR càng cao thì sẽ càng tốt. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngược lại. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và mục đích phát triển nội dung mà sẽ có sự thay đổi tương ứng về CTR.
7 điều cần biết về Bounce Rate – Tỷ lệ thoát
CTR ảnh hưởng gì đến Conversion?
Conversion hay Conversion Rate (CR) là tỷ lệ chuyển đổi. Nó được tính bằng tổng số lượt chuyển đổi/tổng số lượt click. Ở đây bạn có thấy có một chút gì đó liên quan đến CTR chưa ạ?
Nếu CTR càng cao thì có nghĩa là tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo/bài viết của bạn càng lớn. Mà tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo/bài viết của bạn càng lớn thì số lượt chuyển đổi chắc chắn sẽ tăng lên. Dẫn đến CR cũng sẽ tăng lên. Điều này thể hiện rõ nhất trong các chiến dịch quảng cáo Adwords. Còn các chiến dịch SEO thì cần phải sử dụng nhiều công cụ hơn để đo lường, thời gian đo lường và thống kê cũng không nhanh chóng bằng Adwords.

Công thức tính CTR
Ở phần định nghĩa ở phía trên, mình cũng đã nhắc đến công thức tính CTR. Tuy nhiên sẽ có sự thay đổi giữa công thức tính CTR của Adwords và SEO. Cụ thể:
- CTR (SEO) = Tổng số lần nhấp vào đường link bài viết / Tổng số lượt hiển thị của bài viết
- CTR (Adwords) = Tổng số lần click vào quảng cáo/ Tổng số lượt hiển thị của quảng cáo
Sở dĩ có sự khác biệt ở 2 công thức này là vì đích đến và mục tiêu của 2 loại hình quảng cáo và bài viết khác nhau. Nhưng cho dù mục tiêu và đích đến của chúng có là gì thì việc tăng CTR lên cao cũng đều đem lại những lợi ích lớn.

CTR bao nhiêu là tốt?
Các chỉ số CTR của từng dạng quảng cáo và bài viết tốt nhất sẽ được thống kê lại đầy đủ ngay dưới đây:
Đối với các loại hình quảng cáo trong Google Adwords:
- Quảng cáo hiển thị (Display Advertising): CTR trung bình tối thiểu cần đạt là từ 0.5 đến 1 %, càng cao càng tốt
- Quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising): CTR trung bình tối thiểu tốt nhất là từ 4 – 5 %, càng cao càng tốt
Lưu ý: Mặc dù đa phần việc tăng CTR đem đến hiệu suất chuyển đổi cao cho quảng cáo. Tuy nhiên, nếu chỉ so sánh sự tăng lên của CTR mà không quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi. Hay chi phí để bỏ ra cho sự tăng lên đó. Thì việc CTR quá cao cũng có thể gây nên nhiều sự lãng phí không cần thiết. Thế nên để đánh giá hiệu quả CTR, bạn cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau. Không nên phiến diện và chỉ dựa vào mỗi số liệu của CTR.
Đối với quảng cáo Facebook, CTR tốt nằm trong khoảng 0.9%.
Đối với SEO, CTR tốt nhất là từ 5% trở lên.

Cách tối ưu CTR
Với Adwords
Đối với Adwords, bạn có thể tối ưu CTR bằng một số biện pháp sau:
Tối ưu điểm chất lượng
Bạn có thể hình dung một cách đơn giản, điểm chất lượng của từ khóa trong Adwords chính là điểm tối ưu SEO. Điểm số này càng cao thì số người click vào quảng cáo của bạn sẽ càng nhiều và ngược lại. Đặc biệt nó có thể giúp bạn giảm giá thầu xuống mức tối đa mà vị trí quảng cáo lại có thể nằm top cao nhất.
Để nâng cao điểm chất lượng của từ khóa trong chiến dịch Adwords, bạn cần phải đảm bảo rằng, từ khóa của bạn liên quan trực tiếp đến nhu cầu tìm kiếm của khách hàng bằng cách xóa bỏ mọi từ khóa không liên quan. Tránh trường hợp chạy quảng cáo không đúng nhu cầu. Tiếp đó là nên để từ khóa xuất hiện trong các thẻ Description (tốt nhất là để ở thẻ Description 1). Ngoài 2 cách này, bạn có thể tìm kiếm các cách tối ưu khác. Để tự tăng điểm chất lượng cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Hướng dẫn tìm kiếm từ khóa năm 2021
Nhắm đúng đối tượng mục tiêu, vị trí quảng cáo
Trong một chiến dịch Adwords cụ thể, bạn cần phải biết mình đang quảng cáo đến đối tượng nào. Thu nhập của họ ra sao? Thói quen tìm kiếm trên Google của họ. Chẳng hạn nếu sản phẩm nội thất của bạn là nhập khẩu, chỉ dành cho những đại gia, người có thu nhập cao. Thì bạn có thể sử dụng các dạng từ khóa có kèm các tính từ. Như: sang trọng, đẳng cấp, quý hiếm,…

Còn về vị trí quảng cáo thì quá rõ ràng phải không nào? Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ bán bánh ngọt hay bánh gato trong nội thành Hà Nội thì sẽ chẳng phải quá lãng phí khi bạn chạy quảng cáo ở tận T.P Hồ Chí Minh hay sao?
Tối ưu thẻ Meta Description
Meta Description của Adwords cũng có vai trò quan trọng giống như Meta Description của SEO vậy. Hãy đảm bảo thẻ Meta Description của bạn đủ hấp dẫn, đủ độ dài và có chứa từ khóa liên quan. Để khách hàng click vào quảng cáo của bạn mà không click vào quảng cáo của đối thủ.
Xây dựng Landing Page hấp dẫn, thu hút, chú ý đến CTA
Sau khi đã xây dựng rất tốt phần ngoài, điều mà bạn cần phải quan tâm tiếp theo là nội dung bên trong. Cũng chính là Landing Page chạy quảng cáo của bạn. Hãy nhìn lại một lượt Landing Page của mình xem cấu trúc của nó có ổn không. Rồi lượng thông tin và hệ thống CTA (Call to action) của mình có đủ sức để làm khách hàng click mua hàng hay không?,… Đặt mình ở vị trí người mua hàng sẽ giúp bạn phát hiện ra vấn đề và có cách sửa chữa đúng đắn nhất cho mình.

Thêm các tiện ích trong phần Quảng cáo mở rộng
Và phần cuối cùng, đừng quên thêm các tiện ích trong phần Quảng cáo và phần mở rộng. Các tiện ích tốt nhất cho quảng cáo Google là Liên kết trang web, Chú thích, Đoạn thông tin có cấu trúc, Gọi và Địa điểm. Bổ sung hết các tiện ích này, quảng cáo của bạn sẽ đẹp và “rất khác”. Hơn hết là nó sẽ giúp bạn tăng chuyển đổi hiệu quả.
Với SEO
Để tối ưu CTR của SEO, việc bạn cần làm là tối ưu onpage. Mình đã trình bày rất rõ điều này trong bài viết: “Hướng dẫn tối ưu onpage cho bài viết chuẩn SEO”. Nếu quan tâm, bạn có thể tìm đọc và tham khảo. Bên cạnh đó trong quá trình làm việc, đăng tải bài viết, bạn cũng nên sử dụng thêm Yoast SEO để tối ưu nội dung hiệu quả hơn.