Meta Description là thứ mà bạn cần phải đặc biệt quan tâm khi SEO website. Vậy cụ thể nó là gì? Tại sao lại có vai trò quan trọng như vậy? Có những cách viết Meta Description được sử dụng phổ biến hiện nay? Tất tần tật thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Mục lục nội dung
- 1 Tìm hiểu về Meta Description
- 2 Vai trò của Meta Description
- 3 9 Cách viết Meta Description thu hút
- 3.1 1. Viết thẻ meta có chứa từ khóa chính
- 3.2 2. Không nhồi nhét quá nhiều từ khóa
- 3.3 3. Hạn chế tối đa sự trùng lặp của các thẻ mô tả
- 3.4 4. Meta Description có độ dài tiêu chuẩn
- 3.5 5. Sử dụng lợi kêu gọi hành động
- 3.6 6. Đặc biệt không dùng dấu ngoặc kép (“”)
- 3.7 7. Meta Description ngắn gọn, đầy đủ
- 3.8 8. Liên quan trực tiếp đến nội dung trang hoặc bài viết
- 3.9 9. Viết thẻ mô tả hấp dẫn như một bài quảng cáo
Tìm hiểu về Meta Description
Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung của trang hay bài viết. Các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google dựa vào phần này để đánh giá và hiểu về nội dung, chủ đề mà bạn đăng tải.
Meta Description là thứ xuất hiện cùng tiêu đề bài ngay trên kết quả tìm kiếm của người dùng. Nếu bạn sở hữu thẻ meta thu hút, thì tỷ lệ người click vào bài viết của bạn (CTR) sẽ đặc biệt tăng cao. Vì thế, tối ưu Meta Description là việc làm quan trọng trong SEO onpage.

Thẻ Meta Description nằm trong thẻ HTML có code đặt giữa hai thẻ <head> dưới dạng:
<head>
<meta name=”description” content=”Nội dung trong thẻ meta description “>
</ head>
Trong đó phần nội dung trong thẻ Meta Description sẽ thay đổi tùy vào từng bài viết khác nhau. Và trong một số trường hợp, thẻ Meta Description sẽ bị thay đổi để phù hợp với truy vấn của người dùng.
Vai trò của Meta Description
Cung cấp thông tin cho người đọc và Google
Như đã đề cập đến ở phần đầu bài viết, Meta Description là nơi tóm gọn tất cả nội dung bài viết. Vì thế nó sẽ cung cấp tất cả các thông tin mà người đọc cần. Và dựa trên những thông tin đó, Google sẽ đánh giá chất lượng nội dung của bạn.
Hấp dẫn, lôi kéo người truy cập
Meta Description cùng với tiêu đề sẽ là thứ đầu tiên người đọc nhìn thấy khi tìm kiếm trên Google. Chính vì vậy, nếu được đầu tư đúng cách, thẻ meta này sẽ hấp dẫn và lôi kéo người truy cập click vào bài của bạn. Và tất nhiên, lượng traffic tự nhiên sẽ theo đó mà tăng lên.

Giúp website tăng thứ hạng nhanh chóng
Thực tế, thì Google không thật sự quan tâm quá nhiều đến thẻ meta của bạn. Và nó cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng hay xếp hạng bài viết. Bởi như mình đã đề cập đến ở phần trên là Google hoàn toàn có thể lấy các phần khác trong bài của bạn để hiển thị. Nếu như truy vấn của người dùng thay đổi. Tuy nhiên, CTR (tỷ lệ click chuột) thì hoàn toàn ảnh hưởng. Và sẽ là điều đương nhiên, khi bạn viết meta thu hút, thì tỷ lệ CTR chắc chắn sẽ tăng lên thôi.
9 Cách viết Meta Description thu hút
1. Viết thẻ meta có chứa từ khóa chính
Từ khóa chính sẽ giúp phần nội dung của bạn trở nên nổi bật hơn trên các công cụ tìm kiếm. Nó đặc biệt có ý nghĩa khi được Google tự động bôi đậm có chủ ý. Vì sẽ khiến người đọc chú ý hơn vào những gì bạn viết.

Hơn thế nữa, từ khóa chính được sử dụng ở đây còn giúp cho người đọc và các công cụ tìm kiếm nhận biết nhanh hơn chủ đề và nội dung mà bạn đề cập. Dẫn đến quyết định click được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.
2. Không nhồi nhét quá nhiều từ khóa
Việc sử dụng quá nhiều lần từ khóa hoặc nhồi nhét cả từ khóa chính và từ khóa phụ không những khiến thẻ mô tả trở nên lủng củng, kém hấp dẫn với người đọc. Mà còn có thể khiến cho Google đánh giá bài của bạn là spam. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả SEO sau này. Vì vậy nên, bạn chỉ nên dùng từ khóa chính một lần trong một thẻ mô tả.
3. Hạn chế tối đa sự trùng lặp của các thẻ mô tả
Điều này sẽ xảy ra khi bạn bỏ trống hoàn toàn nơi để viết thẻ mô tả trong các bài viết của mình. Mặc dù, Google có thể tự động điền vào chỗ trống ấy cho bạn. Nhưng thực tế, thì đâu có phải chỉ có một mình bài hay website của bạn nhận được sự quan tâm từ Google đâu.

Trường hợp các thẻ meta của bạn bị trùng lặp nhiều, thì đến bản thân bạn cũng không muốn click vào bài của bản thân mình. Chứ đừng nói đến Google, khách hàng hay người truy cập. Đặc biệt, Google cũng sẽ đánh lỗi website của bạn nếu sự trùng lặp xảy ra quá nhiều.
4. Meta Description có độ dài tiêu chuẩn
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì độ dài tiêu chuẩn của một thẻ meta là từ 150 đến 160 ký tự. Độ dài này là phần hiển thị tối đa trên kết quả tìm kiếm. Nếu vượt quá, phần mô tả sẽ không được hiển thị đầy đủ trên Google, chỉ còn là những dấu “…”. Chình vì vậy hãy cố gắng rút gọn câu văn để nó có thể hiển thị tốt trên Google nhé.
Tuy nhiên, nếu bạn cứ chăm chăm vào số từ giống như kiểu chỉ viết để vừa chỗ trống. Thì rất khó tạo ra được một thẻ meta thu hút. Thay vào đó, hãy cứ viết theo suy nghĩ và ý tưởng của mình. Rồi sau đó tóm gọn sau thì sẽ tốt hơn.
Cấu trúc và các thành phần quan trọng trong bài viết chuẩn SEO
5. Sử dụng lợi kêu gọi hành động
Lời kêu gọi hành động nếu được đặt đúng vị trí sẽ đem đến những hiệu quả tuyệt. Một số gợi ý cho bạn tham khảo: Click ngay, Thử ngay, Khám phá ngay, Miễn phí,… Đối với từng trường hợp cụ thể, bạn có thể chọn lọc và lựa chọn từ ngữ thích hợp. Một lưu ý nhỏ để thẻ mô tả hay hơn là bạn không nên rập khuôn hoặc sử dụng từ kêu gọi quá nhiều. Vì nó sẽ khiến câu văn trở nên nhàm chán và kém hấp dẫn hơn.

6. Đặc biệt không dùng dấu ngoặc kép (“”)
Khi bạn sử dấu ngoặc kép (“”) trong thẻ mô tả, Google sẽ cho rằng bạn có ý định ngắt câu ngay tại vị trí đó. Dẫn đến việc sẽ cắt hết phần còn lại ở phía sau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hiển thị. Vì thế, nếu không thật sự cần thiết thì không nên để dấu này trong thẻ meta.
7. Meta Description ngắn gọn, đầy đủ
Meta Description giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nó có thể thôi miên người dùng và dẫn dắt họ click vào bài viết của bạn. Chính vì vậy, bạn nên chắt lọc câu từ, diễn đạt nó một cách ngắn gọn, đầy đủ và phù hợp nhất có thể. Khi bạn bỏ công sức và đủ kiên trì làm một điều gì đó. Thì chắc chắn sẽ đạt được thành quả nhất định.

Khi trước mình mới viết bài, mình đã phải xóa đi và viết lại thẻ Meta của một bài không dưới 5 lần. Và bây giờ mình không cần phải làm điều đó nữa. Mong rằng, các bạn cũng có đủ kiên nhẫn giống như mình.
8. Liên quan trực tiếp đến nội dung trang hoặc bài viết
Dù bạn có viết thẻ mô tả hay đến mức độ tuyệt đối nhưng nếu nó không liên quan đến nội dung bên dưới. Thì sớm muốn gì thứ hạng cũng sẽ bị tuột dốc không phanh. Chưa kể đến, người đọc sẽ có cảm giác như đang bị bạn lừa dối. Và những điều này thật sự không tốt chút nào.
Hãy đặt cụm từ liên quan vào trong dấu ngoặc kép và nhớ đến chúng mỗi khi viết thẻ meta. Để có được một đoạn mô tả chất lượng nhé!
9. Viết thẻ mô tả hấp dẫn như một bài quảng cáo
Mặc dù độ dài của Meta Description chỉ có 150 đến 160 từ. Nhưng đừng ngần ngại vì điều này, bạn vẫn có thể biến nó thành một bài quảng cáo hấp dẫn. Hãy khéo léo và cân nhắc lựa chọn những từ ngữ thật sự “nổi bật” và “ấn tượng” để có thể khiến người dùng click vào ngay khi họ nhìn thấy bài của bạn lần đầu tiên.
Meta Description sẽ tạo nên một sức mạnh đặc biệt. Giúp bạn nhanh chóng tiến đến mục đích của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hoặc lo lắng về cách viết Meta Description của bản thân, đừng ngần ngại chia sẻ với mình ở phía dưới nhé!