Người không giỏi văn viết Content được không là thắc mắc của khá nhiều bạn và hôm nay mình sẽ giải đáp thắc mắc này.
Mục lục nội dung
Người không giỏi văn hoàn toàn có thể viết Content
Có khá nhiều bạn sẽ ngờ vực về câu trả lời này. Bởi Content liên quan rất nhiều đến cách diễn đạt và sử dụng ngôn từ. Nếu không giỏi văn thì làm sao có thể làm cho người đọc hiểu được những gì mình muốn nói? Làm sao quảng cáo, bán hàng, hay bán sản phẩm qua bài viết được?
Ban đầu, khi mới tiếp xúc và tìm hiểu về Content, mình cũng có suy nghĩ giống vậy. Bản thân mình cũng là đứa học khá về môn Văn, nên tự tin nghĩ rằng chỉ có những người có “năng khiếu” viết văn thì mới có thể theo ngành Content này. Nghề này chỉ dành cho người viết văn hay. Nhưng thực tế, sau một thời gian làm việc mình mới phát hiện ra, suy nghĩ đó thật sự sai lầm.

Cái mà chúng ta đang định nghĩa “giỏi văn” rất là trừu tượng và văn bản thì ai cũng có thể đánh ra. Mình đã từng gặp những người chưa bao giờ nghĩ là bản thân họ giỏi văn. Những bài văn mà hồi đi học của họ chỉ được cô giáo cho điểm dưới trung bình. Nhưng những bài viết mà mình đọc của họ, thật sự rất đáng để học hỏi.
Thứ mà để tạo nên một bài Content hay không phải là ở “năng khiếu” cá nhân của một người. Mà là ở cách họ suy nghĩ và diễn đạt ra mà thôi. Vì vậy, nếu bạn học không khá môn văn, muốn bắt đầu với nghề Content thì đừng vội nản chí nhé.
Content đơn giản là gì? Cách viết content đơn giản
Cách để người không giỏi văn viết Content hay
Như mình đã nói ở trên, một người không giỏi văn thì hoàn toàn viết được Content. Nhưng để có một bài Content hay thì người viết cần phải đầu tư rất nhiều thứ. Dưới đây sẽ là một số cách cho người không khá văn để bạn có thể rèn luyện khả năng viết của bản thân mình:
Luyện tập viết bài hàng ngày
Luyện tập viết bài hàng ngày có thể xem là bước đầu tiên và là cách làm đơn giản nhất để bạn có thể rèn luyện khả năng diễn đạt trong bài của mình. Mỗi ngày hãy tìm cho mình một chủ đề và viết ra những cảm nhận của bạn về vấn đề đó. Làm đều đặn trong một thời gian, bạn sẽ tự xây dựng được cho mình nguồn cảm hứng để viết. Khi đó, tự khắc khả năng diễn đạt của bạn sẽ tăng lên. Khi bạn viết tất cả bằng sự yêu thích, bằng cảm xúc thì bài quảng cáo của bạn chắc chắn sẽ chất lượng và cuốn hút hơn rất nhiều.
Việc luyện viết hàng ngày không những giúp bạn tăng khả năng diễn đạt mà còn có thể giúp bạn nâng cao tốc độ đánh máy. Tốc độ đánh máy? Bạn có đang nhìn lầm không? Ồ, thật sự là không, chính là tốc độ đánh máy.

Qua quá trình đi làm gần 2 năm, mình thấy đa phần các bạn trẻ đang đi học hoặc mới chập chững vào nghề Content đều khá yếu về khả năng đánh máy. Điều này có thể không ảnh hưởng gì nhiều đến những ngành nghề khác. Nhưng với Content nó cực kỳ quan trọng. Nếu bạn viết chậm, kết quả làm việc có thể bị ảnh hưởng và tin mình đi, không có bất kỳ một vị sếp nào hay một doanh nghiệp thích nhìn nhân viên mình “mổ cò” khi viết bài đâu!
Tham khảo các bài viết trên Internet
Với sự phát triển của mạng xã hội và internet thì cho dù ở bất cứ đâu, bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin và dường như tất cả mọi thứ sẽ có đầy đủ trên Google. Chính vì vậy, việc tham khảo bài viết rất dễ dàng.
Nếu bạn đang bí từ, đang không biết triển khai bài viết theo hướng nào. Thì Google như là một chiếc “phao cứu sinh” cứu sống bạn khỏi sự bế tắc vậy. Chẳng thế mà, rất nhiều bạn chọn lựa sự copy, thay vì nghĩ ra những cách viết mới cho mình.

Ý mà mình muốn nói ở đây, đó là bạn có thể tham khảo. Nhưng hãy sử dụng đúng nghĩa của từ “tham khảo”, chứ đừng copy chúng lại. Hãy tìm ra những điểm đáng học hỏi từ những nội dung đó. Có như vậy, bạn mới có “sự đặc biệt” và tạo được “thương hiệu” của riêng mình.
Làm Content có phải chỉ viết hay không?
“Hãy tập trung” và khắt khe với sai lầm của bản thân
Viết là một quá trình cần đầu tư khá nhiều “chất xám”, vì thế đừng lơ là mà hãy tập trung. Sự tập trung giúp bạn hoàn thành bài viết của mình nhanh nhất. Mặt khác, nó cũng giúp bạn đạt hiệu quả diễn đạt cao nhất. Cách mà mình hay làm là hạn chế việc sử dụng mạng xã hội trong quá trình viết nội dung. Vì chỉ một vài giây sau khi mình lướt Facebook hay Instagram, thì mọi từ ngữ đã biến đi đâu mất. Thậm chí, mình còn quên mất rằng mình đang viết cái gì.

Điều cuối cùng mình muốn lưu ý bạn đó là việc khắt khe với sai lầm của bản thân. Khắt khe với sai lầm của bạn có nghĩa: bạn cần phải đọc lại bài mình đã viết, chỉnh sửa lại những lỗi sai và đảm bảo mình không mắc những lỗi sai như thế nữa. Có thể nói ra thì quá dễ, nhưng để có thể làm được nó thì không phải ai cũng có thể làm được.
tầm quan trọng số từ trong content seo – cách lên số từ bài viết chuẩn
Đơn cử như việc viết sai chính tả – điều rất kỵ trong Content mà có những bạn viết bài hơn năm trời rồi mà vẫn mắc lỗi. Nó khiến cho kỹ năng của bản thân các bạn đi xuống. Và tệ hơn là nhận những đánh giá tiêu cực từ sếp của mình. Vì thế, hãy khắt khe một chút với bản thân mình để nhận lại những điều tốt đẹp xứng đáng với công sức của mình, bạn nhé!