URL là một trong những thành phần quan trọng nhất của một bài đăng website. Trong các bài viết về tối ưu onpage mình cũng có đề cập nhiều đến nhân tố này. Ở bài viết này, mình sẽ giải thích kỹ càng hơn về URL cũng như hướng dẫn các bạn có cách tối ưu URL tốt nhất cho SEO.
Mục lục nội dung
- 1 Tìm hiểu về URL
- 2 10 Cách tạo URL “siêu chuẩn”
- 2.1 1. Hãy chọn 1 tên miền phổ biến
- 2.2 2. Giao thức HTTPS tốt hơn là HTTP
- 2.3 3. URL ngắn là một lựa chọn tốt
- 2.4 4. 50 – 60 là số ký tự nên có cho URL
- 2.5 5. Dùng dấu gạch ngang (-) để kết nối các từ trong Slug
- 2.6 6. Nên đặt URL đơn giản và dễ hiểu
- 2.7 7. Tuyệt đối tránh các con số và từ nối có trên URL
- 2.8 8. Dùng từ khóa chính để đặt Slug cho URL là lựa chọn hoàn hảo
- 2.9 9. Nên đặt các ký tự “an toàn” vào URL
- 2.10 10. Hãy dùng chữ thường cho URL
- 3 Quy trình xây dựng URL thân thiện cho người dùng
Tìm hiểu về URL
Khái niệm
URL là viết tắt của cụm từ Uniform Resource Locato. Nó được hiểu đơn giản là một địa chỉ website, page hay file trên Internet. Trên thực tế, URL không chỉ đơn giản là 1 địa chỉ, 1 vị trí của một website, page hoặc file thông thường. Mà nó còn ảnh hưởng nhiều đến bảo mật và hiệu quả SEO của một trang hoặc một bài viết.
Cấu trúc
Cấu trúc URL được xác định vào năm 1994 bởi Tim Berners-Lee – Chủ nhân của World Wide Web.

Để hiểu rõ hơn về cấu trúc này, ta lấy ví dụ về 1 URL cụ thể: https://win2t.com/tim-kiem-tu-khoa/. Trong URL này có:
- Protocol ( giao thức mạng) hay URI scheme: Được định nghĩa là phần đầu tiên xuất hiện trên địa chỉ URL. Hiện nay phổ biến 2 dạng giao thức là HTTP và HTTPS. Ở ví dụ trên giao thức là HTTPS (dạng giao thức bảo mật của HTTP)
- Domain name (tên miền) hay tên máy chủ: Trong ví dụ ở trên là “win2t.com”, nó cho biết Web Sever nào đang được dùng. Trên thế giới mỗi ngày có hàng trăm nghìn domain name mới xuất hiện. Có thể là .com, .org, .gov,….
- Slug: Chính là “tim-kiem-tu-khoa” trong ví dụ trên. Đây chính là phần bạn phải điền vào trước khi đăng tải bài viết trên website. Thường thì khi đăng bài, website thường mặc định tiêu đề trang hay tiêu đề bài viết là Slug. Tuy nhiên, điều này đôi khi ảnh hưởng đến SEO và bạn buộc phải tối ưu lại nếu muốn bài viết lên top.
Các loại URL
Theo quy ước quốc tế, URL được chia thành 2 loại là URL tĩnh và URL động. Trong đó URL tĩnh là loại URL phổ biến và nó không bị thay đổi, không chứa bất cứ tham số nào. Còn URL động là loại URL có thể bị thay đổi khi người dùng thay đổi hành vi. Loại URL này không được tạo bởi con người mà nó được tạo một cách ngẫu nhiên bởi máy chủ. Thường thì nó sẽ chứa các ký tự đặc biệt như ? & = và sau đó là _id.
Trong SEO, URL tĩnh được ưa chuộng sử dụng hơn. Bởi nó có tốc độ index google cao hơn, dễ dùng hơn, dễ khiến người đọc nhớ lâu hơn. Đồng thời giúp tăng khả năng truy cập, bởi xu hướng thích click vào URL giống tiêu đề hoặc mô tả bài viết của người dùng.
Vai trò
URL có vai trò như một đường dẫn, dẫn người đọc đến nơi mà họ muốn. Chính vì thế nếu sở hữu URL tốt, các bài viết của bạn sẽ thu hút nhiều người dùng hơn. Nó cũng đặc biệt có ý nghĩa khi bạn xây dựng liên kết. Bởi trung bình một liên kết (dù là Internal Link hay Backlink) thì đều có giới hạn Anchortext dưới 5 từ. Nếu URL bạn quá dài, quá lan man sẽ khiến cho việc đi link kém hiệu quả. Hơn nữa, làm chuẩn URL ngay từ đầu cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tối ưu onpage sau này.
Internal Link là gì? Cách xây dựng Internal Link
10 Cách tạo URL “siêu chuẩn”
1. Hãy chọn 1 tên miền phổ biến
Như mình đã có đề cập đến ở phần trên, mỗi ngày có rất nhiều tên miền mới ra đời. Vậy nên bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho domain name. Nhưng đôi khi, không phải cái gì mới cũng tốt. Đặc biệt là với URL. Một tên miền quen thuộc .com, .vn, hoặc .org sẽ tin cậy hơn rất nhiều so với các tên miền .tel, .pro hay .biz.
2. Giao thức HTTPS tốt hơn là HTTP
Giao thức HTTPS trên thực tế là phiên bản bảo mật cao hơn của HTTP. Nó không khiến quá trình truy cập website của người dùng trở nên khó khăn mà ngược lại. HTTPS sẽ giúp cả bạn và người dùng bảo mật thông tin tốt hơn, kết nối an toàn hơn. Nhờ hệ thống mã hóa thông minh, vượt trội. Và sự thật thì nó đặc biệt phù hợp trong thời điểm an ninh mạng bất ổn trong thời gian gần đây.

3. URL ngắn là một lựa chọn tốt
Việc sử dụng một URL gọn gàng sẽ giúp tăng sự thân thiện với người dùng. Theo thống kê của các tổ chức đo lường, thì những bài viết có URL ngắn luôn xếp top cao hơn những URL dài. Chính vì thế, đừng vội vàng sử dụng cả một tiêu đề dài để làm URL cho bài viết nhé bạn.
4. 50 – 60 là số ký tự nên có cho URL
Đây là phần bổ sung cho phần URL ngắn ở phía trên. 50 – 60 ký tự sẽ là khoảng dài tốt nhất cho URL. Nếu vượt quá lượng ký tự này, website của bạn có thể sẽ bị google đánh giá xấu.

5. Dùng dấu gạch ngang (-) để kết nối các từ trong Slug
Vì sao mình phải nhấn mạnh điều này? Đó là bởi một số bạn vẫn rất hay bị nhầm lẫn giữa dấu gạch ngang (-) và dấu gạch dưới (_). Mặc dù về mặt thẩm mỹ hay kỹ thuật thì điều này không gây ảnh hưởng quá lớn. Nhưng trên thực tế thì google thì luôn khuyến khích người dùng sử dụng dấu gạch ngang.
6. Nên đặt URL đơn giản và dễ hiểu
Cũng giống như khi bạn viết nội dung vậy, càng đơn giản và càng dễ hiểu càng tốt. Mặc dù URL dùng các từ không có dấu và ngăn cách bởi dấu gạch ngang. Nhưng sẽ tốt hơn nếu người đọc có thể dịch đúng và đủ chúng. Điều này cũng sẽ giúp người đọc hiểu được nội dung bên trong bài viết nhanh hơn.
Viết content hay là viết đơn giản
7. Tuyệt đối tránh các con số và từ nối có trên URL
Bạn có bất ngờ về điều này? Hoặc bạn có cảm thấy sai sai? Ồ, không sai đâu nhé. Bởi URL khác hoàn toàn với tiêu đề bài viết SEO.
Nếu tiêu đề bài viết SEO luôn được khuyên sử dụng số lẻ để làm nổi bật nội dung. Thì URL lại không cần thiết phải có điều này. Việc có thêm con số còn khiến quá trình tối ưu lại bài viết trở nên khó khăn hơn. Chẳng hạn, bạn đang để cả tiêu đề và URL là 5 bí quyết giúp bạn làm tốt nghề content. Thì nếu sau này update thêm 7 thêm 9 cách thì sao? Bạn sẽ nghĩ thì cứ update rồi đổi tiêu đề, đổi URL là xong. Nhưng… nếu bài viết đang ở top mà bạn thay đổi URL thì bài đó sẽ rớt top hoàn toàn và quay về vạch xuất phát.
Còn về các từ nối, tại sao lại nên tránh? Bởi nó sẽ khiến đường dẫn trở nên dài dòng. Chẳng hạn như các từ: và, nhưng, vậy nên,… Hơn nữa nếu đặt vào URL nó sẽ trở thành cầu nối không thể tách rời giữa các từ khóa. Sau này tối ưu cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
8. Dùng từ khóa chính để đặt Slug cho URL là lựa chọn hoàn hảo
Từ khóa chính – Quen thuộc quá phải không nào? Vậy tại sao lại là từ khóa chính? Bởi đơn giản, mọi nội dung được đề cập đến bên trong bài viết đều liên quan đến từ khóa chính. Điều này sẽ giúp người đọc dễ dàng hình dung được nội dung bên trong, hấp dẫn họ click. Vậy dùng nhiều hơn 1 từ khóa cho Slug được không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, dù với mục đích gì, việc nhồi nhét từ khóa cũng là điều không được khuyến khích. Nên nếu có thể, bạn vẫn nên dùng 1 từ khóa chính mà thôi.

9. Nên đặt các ký tự “an toàn” vào URL
Các ký tự được xem là an toàn dùng trong URL bao gồm ” < > # % { } I ^ ~ [ ]. Nhìn qua thì có vẻ khá phức tạp, nhưng để nhớ thì cũng không tốn quá nhiều thời gian. Đây là những ký tự được google cho phép và khuyến khích sử dụng trong URL. Nó cũng sẽ giúp bạn hạn chế được các phiền phức về sau liên quan đến bảo mật hoặc tính hữu dụng trên các thiết bị truy cập.
10. Hãy dùng chữ thường cho URL
Điều này cực kỳ quan trọng, bởi chỉ cần ghi in hoa một từ trong URL cũng có thể khiến website hoặc trang của bạn gặp lỗi 404. Vậy nên hãy dùng chữ thường cho URL trong mọi trường hợp.

Quy trình xây dựng URL thân thiện cho người dùng
Quy trình xây dựng URL thân thiện gồm có 5 bước cơ bản. Chi tiết các bước như sau:
Bước 1: Xem xét tiêu đề
Bởi website mặc định tiêu đề website, tiêu đề trang, tiêu đề bài post như thế nào thì đường dẫn URL sẽ như vậy. Chính vì thế trước khi tạo URL thân thiện bạn cần xem qua tiêu đề của mình. Tốt nhất là nên sửa tiêu đề bài chứa từ khóa chính.
Bước 2: Loại bỏ các ký tự đặc biệt trên URL
Dù cho google có cho phép bạn dùng nhiều hơn 2 loại ký tự trên URL. Thì bạn cũng chỉ nên dùng dấu gạch ngang (-) ở phần Slug. Còn dấu gạch chéo (/) sẽ được tự động thêm vào để ngăn cách các phần. Nên bạn không cần bổ sung vào đường dẫn.
Bước 3: Xóa các con số và thông tin thừa
Như đã đề cập đến ở phần 2, các con số và các từ nối sẽ không có tác dụng gì cho SEO. Ngược lại chúng còn gây khó khăn cho quá trình tối ưu và dễ khiến người đọc khó chịu. Vậy nên tốt nhất là bạn nên loại bỏ nó trước khi nó gây ra phiền phức.

Bước 4: Cô đọng URL trong 1 từ khóa và tránh dùng từ khóa trùng lặp
Sau khi kết thúc bước 3 thì URL của bạn đã ngắn đi một cách trông thấy. Lúc này bạn nên cô đọng nó lại và nếu có trùng lặp từ khóa thì nên xóa đi. Bởi google sẽ tự động cho rằng việc lặp lại từ khóa là bạn đang cố tình thao túng hành vi của người dùng. Và với SEO thì nó chẳng tốt một chút nào.
Bước 5: Rà soát và loại bỏ dấu cách (nếu có)
Việc bạn sử dụng dấu cách sẽ khiến cho URL của bạn xuất hiện trên trình duyệt với dạng %% 20. Điều này dễ làm cho người đọc khó chịu và khiến URL trở nên khó hiểu. Ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng. Hơn hết nó cũng sẽ khiến google đánh giá thấp bài đăng của bạn. Nếu có dấu cách, hãy loại bỏ nó và sử dụng dấu gạch ngang (-).
Với 10 cách tạo URL cùng quy trình 5 bước xây dựng URL chuẩn, Win2T mong rằng, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Những thứ mình đề cập đến ở phía trên không quá khó, chỉ cần bạn để tâm một chút là có thể làm tốt nó. Chúc bạn thành công!