Sau một thời gian bận bịu với công việc cá nhân, Tuyến lại quay trở lại viết xàm xí đây. Có lẽ đọc tiêu đề nhiều bạn sẽ cảm thấy có gì đó “sai sai” và “bất hợp lý”. Nhưng hãy cứ thử đọc nội dung của nó để xem có sai hay đúng nhé!
Mục lục nội dung
Nỗi sợ viết là gì? Tại sao lại sợ viết?
Với những ai không làm content hoặc mới bắt đầu làm content sẽ khó có thể hiểu được “nỗi sợ viết”. Đó là bởi bạn chưa tiếp xúc nhiều với nội dung, chưa làm nhiều. Nên cứ cho rằng viết là đam mê, thậm chí viết là lẽ sống, nên không việc gì phải sợ nó.
Nhưng nếu bạn là người đã làm content trên 6 tháng đến 1 năm. Bạn sẽ cảm thấy mình nói đúng. Cái “sự sợ” ở đây không đơn thuần chỉ là việc “chán nản”, “mất cảm hứng”. Mà đôi khi nó còn là sự ám ảnh, ám ảnh cả trong những giấc mơ… Viết như thế này có vẻ kiểu hơi khủng khiếp và khiến nhiều người đang có ý định theo đuổi nghề content nhụt chí. Nhưng đây chính là những gì mình đã trải qua trước đây.

Vậy lý do gì khiến người làm nội dung sợ viết? Để kể ra có khi là mấy trang giấy cũng không hết đó. Nỗi sợ này có thể đến từ áp lực trong công việc như deadline, quản lý, sếp khó tính. Hoặc ngay cả khi sếp dễ tính thì việc làm đi làm lại một công việc gõ bàn phím hàng ngày vài nghìn từ, thì bạn cũng sẽ có cảm giác sợ. Và trên thực tế, chỉ có những người vượt qua được nỗi sợ này thì mới có thể thành công với content.
Theo đuổi nghề viết cần chuẩn bị những gì?
Sợ viết ảnh hưởng gì đến người làm nghề content?
Thường thì con người sẽ có xu hướng né tránh những thứ mà họ sợ. Chẳng hạn với những ai sợ ma quỷ, họ sẵn sàng từ chối những lời mời ra ngoài vào ban đêm. Với người làm content cũng vậy.
Sợ viết sẽ khiến cho người làm nghề không muốn viết, hoặc viết với một tâm trạng không thoải mái. Dẫn đến hiệu suất làm việc không cao. Thậm chí cũng có không ít trường hợp đi làm content được vài tháng, thấy viết nhiều quá nên thôi chọn ngành khác. Tất nhiên mình không thể đánh đồng việc các bạn chán viết với việc các bạn kém kiên trì. Bởi dù làm ngành nghề gì thì cũng phải trải nghiệm mới biết thứ gì phù hợp với tính cách. Ý mình nói ở đây là với những ai đã xác định theo đuổi con đường này, thì nên chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt. Hoặc ít ra cũng đọc những chia sẻ của Tuyến mà có cách giải quyết khi một ngày bỗng “sợ viết” chẳng hạn.

Cách để vượt qua nỗi sợ viết hàng ngày
Nếu bạn làm việc ở công ty
Môi trường ở công ty là môi trường làm việc. Mà khi làm content ở công ty đôi khi rất bận. Có thể bận đến mức không ngẩng đầu lên và nói chuyện với ai một câu nào. Vậy lúc này phải làm sao để tâm trạng cảm thấy thoải mái hơn? Bớt chán viết, sợ viết hơn?
Đầu tiên bạn phải học cách tập trung vào thứ bạn đang làm. Bản thân mình ngày trước là một người rất hay mất tập trung. Nhưng từ khi làm content thì mình tập trung tốt hơn trước rất nhiều. Hãy đặt ra cho mình những khoảng nghỉ. Có thể là sau khi viết được 1000 từ, 2000 từ chẳng hạn. Sở dĩ mình không đặt vài trăm từ là bởi nếu ngắt giữa số từ hàng trăm, content của bạn sẽ trở nên kém mạch lạc và không liên kết. Khoảng nghỉ ở đây tốt nhất là nên kéo dài từ 3 đến 5 phút, không nên hơn. Nó đủ để bạn cảm thấy thoải mái và không khiến bạn gặp khó khăn khi bắt đầu lại.

Cách thứ 2 là hãy đứng lên và di chuyển. Không phải nói quá, nhưng ở công ty mình là người đi lại nhiều nhất. Mặc dù vẫn là người gần như béo nhất. Việc di chuyển sẽ khiến não bạn suy nghĩ nhiều thứ mở hơn. Nó cũng giúp cho mắt bạn được thư giãn và trở nên khỏe mạnh hơn.
Quy trình viết bài chuẩn SEO cho người mới bắt đầu
Nếu bạn làm việc tại nhà
Xu hướng làm Freelance càng ngày càng phổ biến và có một số bạn trẻ coi đó là đích đến cho công việc của mình. Như nhà là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi và thư giãn, nên để làm việc một cách hiệu quả. Bạn cần phải chuẩn bị cho mình rất nhiều thứ, nhất là khi làm việc với bàn phím như “nghề content”.
Hiện tại mình đã nghỉ việc ở Agency và làm 100% content tại nhà. Khi mới bắt đầu, mình cũng cảm thấy khá là khó khăn, chán và không muốn viết. Bởi ở nhà có quá nhiều thứ cám dỗ mình. Nhưng đến ngày thứ 3 mình đã không còn chán hay sợ nữa. Lý do là gì?
Đó là bởi mình đặt chiếc bàn làm việc của mình tránh xa giường ngủ, tránh xa nơi nghỉ ngơi. Mình suy nghĩ nghiêm túc và mình tập trung với những bài viết của mình. Ở nhà thường sẽ phải giặt đồ, lau dọn nhà và mình chọn làm nó sau khi đã không còn cảm hứng viết. Có thể một số bạn sẽ không đồng tình với việc làm này. Nhưng mình đã thử và cảm thấy khá là thoải mái. Thậm chí là hiệu suất làm việc còn tăng hơn so với làm việc tại công ty.

Hoặc nếu bạn là người thích xàm xí như Tuyến, có thể dựng một blog để chia sẻ tâm sự cho thêm yêu nghiệp viết. Chúc bạn nhanh chóng vượt qua nỗi sợ viết và kiên trì với lựa chọn của mình!